Nước ta là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, đặc biệt là khí hậu miền Bắc vào mùa Xuân thường rất nồm, ẩm nên dẫn tới hiện tượng bề mặt tường, sàn nhà bị nấm mốc. Tình trạng này kéo dài khiến cho các vi khuẩn nấm mốc phát triển. Tuy nhiên ngoài khí hậu thì còn nhiều nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này. Vậy các nguyên nhân và làm sao để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây tìm được giải pháp phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé!
Hậu quả của nhà bị ẩm mốc
Nấm mốc là một dạng bảo tử và được phát tán vào không khí, thích hợp phát triển ở những nơi có độ ẩm cao và thiếu ánh sáng mặt trời. Vì thế nấm mốc phát triển nhanh ở các góc khuất trong nhà hoặc trên tường bị ngấm nước lâu ngày.
Nấm mốc có thể gây ra tình trạng dị ứng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến cách bệnh về hường hô hấp và các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, đau khớp,…Các vết nấm mốc bám trên sàn nhà còn gây ra tình trạng trơn dễ trượt ngã, nhưng vết nấm mà sinh sôi trên tường thì làm hỏng cấu trúc tường và gây tróc sơn – vôi gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhà bị ẩm mốc
- Thời tiết nồm, độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng nhà bị ” đổ mồ hôi”, nhất là các khu vực nền gạch men, cầu thang đá, cửa kính. Khi sờ vào chúng ta cảm nhận rõ sự trơn trượt,
- Do bề mặt tường nhà, trần nhà không được không được chống thấm, chổng ẩm phù hợp: nhất là ở các tầng thấp khi lớp chống thấm không được xử lý phù hợp gây ra khả năng bị mốc tường nhà.
- Chất kết dính sử dụng trong xây dựng: trong quá trình xây nhà, các vật liệu như cát, vôi, vữa đều được trộn với nước khiến độ ẩm tăng lên. Dù là chất kết dính nhưng lại làm cho mạch tường ẩm khiến cho nấm mốc có điều kiện phát triển.
Cách khắc phục tình trạng nhà bị ẩm mốc
Cách xử lý tường nhà bị thấm nước.
Hiện nay có rất nhiều loại sơn tường có khả năng chống thấm tốt vì thế bạn có thể dùng một loại sơn chống thấm cho cả mặt ngoài lẫn mặt trong của ngôi nhà và trước khi tiến hành sơn thì bề mặt tường cần được làm khô nhất định. Ngoài ra bạn có thể dùng gạch ốp tường để ốp lên bề mặt tường hoặc dùng gỗ ốp lên bề mặt tường vừa tăng tính thẩm mỹ lại chống được ẩm mốc.
Khi tường đã bị ẩm mốc thì bạn có thể sử dụng biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường. Cách thực hiện như sau: Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định tạo nên một loại vữa mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được. Loại vừa trên được trực tiếp trát lên bề mặt gạch nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do bị thiếu vữa. Sau đó quét một lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng nhằm củng cố độ bền của hạng mục xử lý. Tô vữa hoàn thiện, phục hồi như ban đầu.
Đặc biệt hiện nay còn sử dụng phương pháp phun dịch chống thấm Water Seal cho tường vữa, tường gạch. Với cơ chế phản ứng vôi hóa, Water Seal thẩm thấu sâu vào vật liệu sẽ bịt kín tất các các đường nứt nhỏ, các mao mạch rỗng.
Nguồn: https://keoopgach.com.vn/san-nha-bi-nam-moc-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc/
Cách xử lý sàn nhà bị thấm nước.
Để hạn chế hiện tượng sàn nhà bị thấm nước thì khi thi công bạn nên đào sâu xuống 15cm và rải đá dăm lên trên nền đất, sau đó dùng xi măng lát phẳng để khô ráo rồi tiếp tục rải một lớp nhựa đường dày dặn. Sau đó lát một lớp xi măng lên trên rồi lát đá hoa hoàn tất như vậy sẽ chống thấm nước rất tốt.
Nếu sàn đã bị ngấm nước thì bạn cũng có thể dùng cách đặt ở góc phòng 10kg vôi sống đựng trong thùng gỗ hoặc thùng giấy. Bạn chỉ nên mở thùng giấy đựng vôi khi thời tiết thật ẩm và nền nhà thật ướt. Bạn cũng có thể thay vôi sống bằng than củi và cũng làm tương tự.
Ngoài ra trong những ngày trời nồm, bạn có thể lau chùi nhà bằng khăn khô, đóng cửa, bịt càng kín các kẽ hở càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà, mở máy điều hòa chế độ khô và máy hút ẩm để khử ẩm.
>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu gạch lát nền phòng khách 80×80 đẹp
Cách xử lý khi nhà vệ sinh bị thấm nước.
Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước:
- Do không thi công làm chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu.
- Do nhà vệ sinh sử dụng lâu ngày, cách khe gạch bị hở ngấm nước vào bên trong.
- Do hệ thống thoát sàn kém, bề mặt không bằng phẳng nên không thoát sạch được và ngấm vào bên trong.
- Do vỡ các đường ống dẫn nước.
- Do lắp đặt bồn cầu và các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật làm nước xả tràn ra miệng ống thoát sau đó tràn xuống nền.
Cách khắc phục hiệu quả:
- Khi đặt thoát sàn phải đảm bảo cho đầy keo hay xi măng không để có khe hở bất kỳ đâu xung quanh vị trí này.
- Kiểm tra và xử lý lại mạch gạch nền nhà vệ sinh cho kín bằng cách dùng keo hay xi măng trắng
- Vấn đề chống thấm khi hoàn thiện nhà tắm, nhà vệ sinh phải được đảm bảo đúng kỹ thuật, có đầy đủ màng, sơn chống thấm…
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi nhà bạn gặp tình trạng nấm mốc. Xem thêm các chia sẻ hữu ích khác tại website: https://keoopgach.com.vn/
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HNi =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828